Structures of the Cloud
Ngày nay, khái niệm “Cloud Computing” hay “Điện
toán đám mây" không còn xa lạ gì đối với cộng đồng IT. Cloud
Computing phục vụ chúng ta trong hầu hết các lĩnh vực, có cả kinh doanh, giáo
dục, giải trí,… Trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud, chắc hẳn các bạn cũng
biết đến Amazon web services (AWS). Nhưng thực sự các bạn đã hiểu rõ gì về AWS?
Sau đây tôi sẽ trình bày một số khái niệm, mô hình, và một vài đánh giá cá nhân
về các dịch vụ của AWS.
Ảnh minh họa các region của AWS trên thế giới, nguồn: viblo.asia |
Đầu tiên chúng ta phải biết được AWS Global
Infrastructure gì? Đó là mô hình được thiết kế và xây dựng để cung cấp một môi
trường điện toán đám mây linh hoạt, đáng tin cậy, có thể mở rộng và an toàn với
hiệu suất mạng toàn cầu chất lượng cao.
Trong mô hình AWS Global Cloud Infrastructure sẽ có những khái niệm mà các bạn cần quan tâm như sau:
AWS region: là một khu vực địa lý tập hợp các
availability zone và data center của AWS. Tính đến nay AWS đã xây dựng 27
region trên khắp thế giới nhằm phân phối các dịch vụ đến mọi nơi để giảm độ trễ
trong việc truyền tải dữ liệu, chẳng hạn thay vì một công ty ở Việt Nam chạy
một instance EC2 ở US East (Ohio) thì họ mất 1 nửa vòng Trái Đất để truyền dữ
liệu, trong khi có thể chọn instance Asia Pacific (Hong Kong) để tối ưu đường
truyền với hiệu năng tốt nhất
Như đã nói ở trên, bên trong region gồm có các
Availability Zone. Chúng là một vị trí địa lý có chứa một data center (trung
tâm dữ liệu). Và các Availability Zone được xây dựng tách biệt về mặt địa lý
với nhau trong một region và chúng được sao lưu các dữ liệu khách hang với nhau
giữa các Zone để đề phòng trường hợp một Zone bị sập thì vẫn còn Zone khác hỗ
trợ, đó là Fault tolerant (tính chấp nhận lỗi) vì. Ngoài ra còn
để dùng trong trường hợp số lượng truy cập tăng đột ngột thì các Zone sẽ được
tận dụng ngay lập tức, đó là tính High availability (tính khả
dụng cao) và cũng thể hiện tính Scalability. Thêm một thông
tin nữa là hiện nay AWS đã có 87 Availability Zone trên toàn cầu.
Ngoài ra, chúng ta còn có khái niệm Edge locations, đó là một trang web được lưu trữ với độ trễ rất thấp và các edge locations sẽ gần những nơi có đông đúc dân cư thì sẽ tạo một lưu lượng truy cập cao. AWS Wavelenght Zones là các vùng cung cấp kết nối 5G, và các thiết bị 5G truy cập các dịch vụ trong Wavelenght với băng thông cao, độ trễ thấp.
Cuối cùng là data center, là các thiết bị, phần
cứng vật lý chứa các tài nguyên, thông tin, dữ liệu của người dùng AWS.
Các mô hình triển khai đám mây:
Tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu về 4 mô hình
triển khai đám mây phổ biến hiện nay:
Public cloud: là các dịch vụ được bên thứ 3 cung
cấp cho người dùng các tiện ích lưu trữ trên các máy chủ của nhà cung cấp. Bên
cung cấp sẽ triển khai cơ sở hạ tầng, quản lý, bảo dưỡng nó. Người dùng không
cần quan tâm về những phần cứng, mà chỉ tập trung phát triển phần mềm của họ và
có thể mở rộng tài nguyên theo yêu cầu mọi lúc mọi nơi, miễn có internet.
Public cloud: là các dịch vụ được bên thứ 3 cung cấp cho người dùng các tiện ích lưu trữ trên các máy chủ của nhà cung cấp. Bên cung cấp sẽ triển khai cơ sở hạ tầng, quản lý, bảo dưỡng nó. Người dùng không cần quan tâm về những phần cứng, mà chỉ tập trung phát triển phần mềm của họ và có thể mở rộng tài nguyên theo yêu cầu mọi lúc mọi nơi, miễn có internet.
Với Public cloud, bạn không cần bận tâm về cơ sở
hạ tầng vì nhà cung cấp sẽ đảm nhận vai trò này và bạn có thể mở rộng đám mây phục
vụ nhiều khách hàng với chi phí phù hợp hơn so với việc triển khai on-premise.
Nhưng bạn phải lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy, để trách gặp những dịch vụ
kém chất lượng như về vấn đề bảo mật,… VD: các dịch vụ email trực tuyến như Gmail, các
công cụ chia sẻ tài liệu như Dropbox và các trang mạng xã hội như Twitter.
Với Public cloud, bạn không cần bận tâm về cơ sở hạ tầng vì nhà cung cấp sẽ đảm nhận vai trò này và bạn có thể mở rộng đám mây phục vụ nhiều khách hàng với chi phí phù hợp hơn so với việc triển khai on-premise. Nhưng bạn phải lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy, để trách gặp những dịch vụ kém chất lượng như về vấn đề bảo mật,… VD: các dịch vụ email trực tuyến như Gmail, các công cụ chia sẻ tài liệu như Dropbox và các trang mạng xã hội như Twitter.
Private cloud: là các dịch vụ được cung cấp nội
bộ, chỉ một doanh nghiệp, công ty, tổ chức cụ thể sở hữu riêng. Máy chủ cloud
có thể được đặt ở bên trong hoặc ngoài. Private cloud có tính linh hoạt, khả
năng mở rộng và sự bảo mật cao vì nó có sự phân chia phạm vị truy cập vào thông
tin được lưu trữ một cách rõ ràng. Nhưng để có được điều đó nó phải có một chi
phí khá cao vì đầu tư chủ yếu vào phần cứng, phần mềm và đào tạo đội ngũ nhân
viên. VD: một dịch vụ (IaaS – Infrastructure as a
service) cho người dùng cuối .
Private cloud: là các dịch vụ được cung cấp nội bộ, chỉ một doanh nghiệp, công ty, tổ chức cụ thể sở hữu riêng. Máy chủ cloud có thể được đặt ở bên trong hoặc ngoài. Private cloud có tính linh hoạt, khả năng mở rộng và sự bảo mật cao vì nó có sự phân chia phạm vị truy cập vào thông tin được lưu trữ một cách rõ ràng. Nhưng để có được điều đó nó phải có một chi phí khá cao vì đầu tư chủ yếu vào phần cứng, phần mềm và đào tạo đội ngũ nhân viên. VD: một dịch vụ (IaaS – Infrastructure as a service) cho người dùng cuối .
Community cloud: là các dịch vụ mà có sự hợp tác,
chia sẽ các cơ sở hạ tầng giữa các tổ chức để tạo một nền tảng điện toán đám
mấy. Với hình thức này, họ có thể tăng khả năng bảo mật, quyền riêng tư, và dễ
dàng chia sẽ dữ liệu. Nhưng cũng phải chịu chi phí cao cho việc đầu tư và phát
triển. VD: các công ty cần hợp tác để triển khai chung 1 dự án nên cần một community cloud.
Hybrid cloud: (đám mây lai) là sự kết hợp giữa Public
Cloud và Private Cloud. Vì sự kết hợp đó, người dùng có thể sử dụng các tiện
ích từ 2 mô hình trên, họ có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ
Cloud và cả dịch vụ riêng, nội bộ trong doanh nghiệp. Cụ thể hơn, hybrid cloud
giúp doanh nghiệp có thể triển khai cơ sở hạ tầng tại chỗ, xử lý dữ liệu lớn,
dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu,… Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khó khan trong
việc quản lý, duy trì cơ sở hạ tầng. VD: các công ty vừa muốn có cơ sở hạ tầng tại chỗ đảm bảo việc an toàn dữ liệu và muốn có khả năng mở rộng thì sử dụng Hybrid cloud
Qua đó, chúng ta có thể thấy về bảo mật, quyền
riêng tư, kiểm soát dữ liệu thì private cloud, community cloud, Hybrid cloud là
có tính bảo mật tốt nhưng cần có một đội ngũ để đào tào thiết lập, sử dụng dịch
vụ và chi phí tốn kém. Còn về Public cloud thì dễ sử dụng, dễ triển khai, chi phí rẻ, nhưng bảo mật kém, kém tin cậy,…
Vì thế bạn hãy xem xét nhu cầu, quy mô của bạn để lựa chọn một mô hình triển
khai phù hợp nhé.
Qua đó, chúng ta có thể thấy về bảo mật, quyền riêng tư, kiểm soát dữ liệu thì private cloud, community cloud, Hybrid cloud là có tính bảo mật tốt nhưng cần có một đội ngũ để đào tào thiết lập, sử dụng dịch vụ và chi phí tốn kém. Còn về Public cloud thì dễ sử dụng, dễ triển khai, chi phí rẻ, nhưng bảo mật kém, kém tin cậy,… Vì thế bạn hãy xem xét nhu cầu, quy mô của bạn để lựa chọn một mô hình triển khai phù hợp nhé.
Các kiểu mô hình cloud service trên AWS:
Nguồn: hazelcast.com |
Cơ sở hạ tầng với quy mô toàn cầu của AWS không
chỉ xây dựng để phục vụ một đối tượng, mà còn để phục những đối tượng từ cá nhân
đến doanh nghiệp, và tùy vào từng mục đích sử dụng cloud. Chính vì thế AWS đã
có 3 kiểu mô hình cloud service trên AWS như sau:
Infrastructure as a service (IaaS - dịch vụ cơ sở hạ tầng) - Cung cấp
những nguồn tài nguyên cơ bản, các hạ tầng thô như không gian lưu trữ, thiết bị
mạng, máy trạm. Người dùng không cần đầu tư những tài nguyên đó, không cần bảo
dưỡng mà chỉ trả những chi phí các tài nguyên sử dụng.
Chính vì thế nó là đặc trưng tiêu biểu cung cấp
tài nguyên như máy chủ, thiết bị mạng, dây cáp, bộ nhớ, CPU, ram,… Ngoài ra,
IaaS còn có khả năng mở rộng/thu hẹp quy mô linh hoạt nên chi phí sẽ phụ thuộc
vào từng hoàn cảnh thực tế, giúp người dùng có khả năng kiểm soát quản lý tài
nguyên cao. VD: Amazon Elastic Compute Cloud (EC2) là một dịch vụ cung cấp
khả năng tính toán có thể mở rộng trong dịch vụ đám mây của Amazon Web Services
(AWS), các doanh nghiệp không phải đầu tư, quản lý vào hệ thống phần cứng,
không cần bảo dưỡng, mà chỉ tập trung phát triển, triển khai ứng dụng của họ
trên cloud.
Platform as a service (Paas- dịch vụ nền
tảng): Cung cấp API cho phát
triển ứng dụng trên một nền tảng trừu tượng. Nó cung cấp mọi tính năng để hỗ
trợ đầy đủ từ việc xây dựng, triển khai, quản lý một ứng dụng và bạn chỉ cần
tập trung phát triển, triển khai, quản lý ứng dụng của mình.
PaaS thích hợp cho việc phát triển, kiểm thử và
vận hành như môi trường phát triển tích hợp, tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ
liệu. Và còn là dịch vụ thích hợp cho việc hỗ trợ nhóm phát triển. VD: AWS
Elastic Beanstalk là một dịch vụ dễ sử dụng để triển khai và mở rộng các ứng
dụng web và dịch vụ được phát triển bằng Java, .NET, PHP, Node.js, Python,
Ruby, Go và Docker trên những máy chủ quen thuộc như Apache, Nginx, Passenger
và IIS. Bạn có thể tải các dự án, mã nguồn của bạn lên và các việc triển khai,
giám sát sẽ do AWS Elastic Beanstalk thực hiện và bạn vẫn có quyền kiểm tra tài
nguyên AWS vận hành ứng dụng của bạn bất kỳ lúc nào.
Software-as-a-Service (SaaS – Dịch vụ phần mềm): Cung cấp dịch vụ phần mềm thực thi từ xa
nên đòi hỏi việc truy xuất, quản lý qua mạng. Người sử dụng sẽ không cần bảo
trì dịch vụ hay quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản, mà chỉ cần tính xem sẽ sử dụng
phần mềm cụ thể đó như thế nào. VD: Dropbox sử dụng không gian lưu trữ trên
cloud để phục vụ khách hang, người dùng có thể truy cập đến không gian dữ liệu
đó với những quyền hạn riêng tư của mình để tương tác với dữ liệu cá nhân mọi
lúc mọi nơi có internet.
Từ một số thông tin trên chúng ta có thể biết
được cả 3 mô hình trên đều có những ưu điểm riêng của nó. IaaS là mô hình linh
hoạt, chi trả tài nguyên theo mức tiêu thụ, khả năng mở rộng cao thích hợp cho
các công ty khởi nghiệp, công ty nhỏ để tránh tốn thời gian, tiền bạc vào phần
cứng, phần mềm hoặc các công ty lớn muốn giữ hoàn toàn các quyền đối với ứng
dụng và cơ sở hạ tầng của họ hoặc các công ty đang trải qua sự phát triển nhanh
cần mở rộng quy mô cơ sở hạ tầng. PaaS giúp bạn triển khai ứng dụng đơn giản,
tính sẵn sang cao, giảm số lượng code cần thiết phù hợp cho các nhà phát triển
làm trên cùng một dự án. Cuối cùng là SaaS mang nhiều lợi ích cho nhân viên như
giảm thời gian, tiền bạc cho các việc cài đặt, quản lý, điều này phù hợp với
các công ty chạy các dự án ngắn hạn, các ứng dụng không cần thường xuyên,… .
Qua đó, nếu bạn đang có ý định sử dụng dịch vụ
Cloud Computing thì trước hết hãy tìm hiểu nhu cầu sử dụng mình là gì để lựa
chọn dịch vụ cho phù hợp. Và đối với tôi, từ khi tìm hiểu về cloud đến hiện tại
bây giờ, tôi vẫn chưa sử dụng mô hình cloud của google drive để lưu trữ những tài liệu, hình ảnh phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nó rất tiện ích, và có 15GB để lưu trữ và truy xuất dữ liệu thông qua internet.
Bên dưới đây là những đánh giá cá nhân của
tôi về yêu cầu lựa chọn Region để deploy dịch vụ cloud mà các bạn có thể tham
khảo hoặc click vào đây để xem.
Như vậy, qua các thông tin trên thì chúng ta có thể biết tới AWS là một
nhà cung cấp dịch vụ cloud toàn cầu với cơ sở hạ tầng rộng lớn phân bố khắp thế giới, có 4 loại mô hình triển khai đám mây phổ biến trên thế giới và có 3 loại cloud service để đảm bảo mọi sự
tiện nghi để phục vụ mọi nhu cầu của từng loại khách hàng trên toàn thế giới.
Và đến bài viết cũng đã kết thúc, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này. Hẹn
gặp lại ở những blog tiếp theo.
Blog khá đầy đủ và chi tiết:)
Trả lờiXóabài viết đầy đủ
Trả lờiXóa