FUNDAMENTAL OF CLOUD COMPUTING

1. Giả sử tài khoản mạng xã hội của bạn bị hack và bạn bị lộ tất cả các thông tin cá nhân. Hacker yêu cầu bạn phải nộp tiền để nhận lại data và không bị public. Bạn cảm thấy thế nào trong trường hợp này? Bạn nghĩ như thế nào về chi phí sử dụng dịch vụ cloud để bảo mật dữ liệu cá nhân.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay thì thông tin cá nhân của mỗi người rất quan trọng, nó đại diện cho bản thân chúng ta trên không gian mạng, đặc biệt là các thông tin của bản thân trên các tài khoản mạng xã hội. Thật sự chúng ta rất lo lắng, sợ hãi khi bị các hacker đánh cắp được tài khoản cá nhân ấy. Bởi vì những hacker có thể biết những thông tin nhạy cảm của bản thân như tài khoản ngân hàng, các mối quan hệ xung quanh,… để từ đó bọn chúng giả danh chúng ta để thực hiện những hành vi lừa đảo trên danh nghĩa của chúng ta, và người hứng chịu hậu quả đầu tiên là bản thân mình và những người thân quen của mình.

Với chi phí sử dụng dịch vụ cloud được thanh toán dựa trên nhu cầu sử dụng, chúng ta chỉ cần những thao tác đơn giản với những cú click chuột là có thể lưu trữ dữ liệu cá nhân, trong khi đó chúng ta không cần quan tâm về việc bảo trì, bảo dưỡng. Bởi vì các nhà cung cấp dịch vụ cloud sẽ chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, bảo dưỡng, kết nối mạng cloud đến internet, và đặc biệt là bảo mật thông tin. Chính vì thế, dịch vụ cloud là một dịch vụ đáng tin cậy để chúng ta lưu trữ dữ liệu cá nhân và cũng là một xu hướng của nhiều các công ty, tập đoàn dùng để lưu trữ dữ liệu của họ để phục vụ khách hàng và tập trung phát triển kinh doanh chuyên môn.

2. Bạn lưu trữ thông tin nào trên internet? Những rủi ro khi sử dụng internet là gì? Ở Việt Nam đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân cho người dùng chưa? 

Internet là một không gian mạng toàn cầu giúp tôi chủ yếu lưu trữ thông tin cá nhân và thông tin công việc:

  •   Thông tin cá nhân: là những thông tin liên quan về ngày tháng năm sinh, quê quán, họ tê, trường lớp, địa chỉ nhà, số địa thoại, hình ảnh, email,…
  •    Thông tin công việc: là những mã nguồn project của các môn học

Trong quá trình sử dụng internet, những rủi ro mà tôi và cả các bạn có thể bắt gặp luôn rình rập sau những cú click chuột. Đầu tiên là những trang web giả mạo, đặc biệt là những web giả mạo ngân hàng, lợi dụng sự bất cẩn của người dùng để tạo một trang web có giao diện hầu như giống với web thật của ngân hàng để chiếm đoạn tài khoản ngân hàng. Thứ hai, là lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng về công nghệ thông tin để cài đặt phần mềm virus và tấn công vào máy người dùng, khai thác thông tin ví dụ: phần mềm gián điệp gửi những hành động của người dùng về hacker như gõ phím, thao tác chuột,... Cuối cùng là bị xúi giục, dụ dỗ, kích động người dùng với những nội dung bịa đặt, chống phá tổ chức, nhà nước gây mất trật tự, an toàn xã hội. Đó là những rủi ro phổ biến nhất hiện nay mà chúng ta cần lưu ý, tìm hiểu và đề phòng vì một môi trường mạng an toàn.

Để bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân., nhà nước Việt Nam đã ban hành “Luật An Ninh Mạng” vào năm 2018. Luật An Ninh Mạng đã đưa ra những chính sách, nguyên tắc, biện pháp để mọi cá nhân tham gia vào internet buộc phải tuân thủ để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

3. Internet giúp cho bạn nhiều lợi ích cũng như có nhiều điều không tốt. Hãy liệt kê ví dụ minh họa. Điều gì bạn mong muốn làm online nhưng công nghệ chưa hỗ trợ

Kể từ khi có internet mọi người có thể kết nối, chia sẽ những thông tin với nhau một cách nhanh chóng và ở mọi lúc, mọi nơi nếu có kết nối mạng. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại, máy tính có internet thì mọi nguồn tri thức sẽ xuất hiện trước mặt bạn, mọi vấn đề của bạn hầu như đều có giải pháp. Mọi thứ đều tiện lợi, và có thể gặp mặt nhau dù cách nhau rất xa như thông qua ứng dụng Facebook, Zalo,… với chức năng Video Call. Bên cạnh đó internet còn những mặt hạn chế khi chúng ta quá lạm dụng chúng, chúng ta trở nên kém linh hoạt, phụ thuộc vào internet, kỹ năng xử lý vấn đề kém đi thậm chí là trở nên lười biếng, sống "ảo".

Và nếu trong tương lai có các công nghệ tiên tiến về lĩnh vực 3D thực tế mà không cần đeo kính tôi sẽ đề xuất và nghiên cứu về những sản phầm giúp chúng ta gặp mặt trực tuyến 3D, hoặc những công nghệ trình chiếu 3D. Các ý tưởng đó sẽ đáp ứng trong các cuộc họp trực tuyến, các tiết học từ xa,... để những người tham gia có một cái nhìn trừu tượng một cách cụ thể hơn, sinh động hơn về vấn đề đang bàn luận của họ.

4. Hãy định nghĩa các khái niệm cơ bản về Cloud (mô hình, lợi ích). Liệt kê 5 ví dụ sử dụng dịch vụ cloud trong thực tế

Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu.

Có 3 mô hình triển khai dịch vụ cloud như sau: 

    1. Public Cloud

     Public Cloud là mô hình triển khai điện toán đám mây sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các dịch vụ, ứng dụng trên Public Cloud đều nằm trên cùng một hệ thống Cloud. Tức là tất cả người dùng sẽ dùng chung tài nguyên. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ trực tiếp quản lý và bảo vệ dữ liệu trên đám mây.

     2. Private Cloud

     Private Cloud là dịch vụ điện toán đám mây riêng thường được cung cấp cho các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn dữ liệu. Private cloud sẽ được bảo vệ bên trong tường lửa của công ty và doanh nghiệp trực tiếp quản lý.

     3. Hybrid Cloud 

     Đám mây lai (Hybrid Cloud) là sự kết hợp giữa đám mây công cộng và đám mây riêng. Nó cho phép người dùng khai thác được điểm mạnh của 2 mô hình trên. Và đồng thời hạn chế được điểm yếu của 2 mô hình đó. Đám mây lai thường sẽ do doanh nghiệp tạo ra và việc quản lý thông tin. Dữ liệu sẽ được phân chia giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Public Cloud.

    4. Community Cloud

     Đám mây cộng đồng được xây dựng nhằm mục đích chia sẻ hạ tầng, dữ liệu cho nhiều tổ chức, người dùng khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành giáo dục có thể chia sẻ chung một đám mây để trao đổi dữ liệu cho nhau.

Và 3 mô hình dịch vụ cloud như sau: 

    1. IaaS (INFRASTRUCTURE AS A SERVICE)

    Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, đôi khi được viết tắt là IaaS, bao gồm các khối dựng cơ bản dành cho nền tảng CNTT đám mây và thường cung cấp quyền truy cập các tính năng mạng, máy tính (phần cứng ảo hoặc trên phần cứng chuyên dụng) và dung lượng lưu trữ dữ liệu. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ sẽ đem đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất và gần giống nhất với các tài nguyên CNTT hiện hữu quen thuộc với nhiều bộ phận CNTT và nhà phát triển hiện nay. VD: Amazon Elastic Compute Cloud (Amazon EC2), Rackspace, Google Compute Engine

    2. PaaS (PLATFORM AS A SERVICE)

    Nền tảng dưới dạng dịch vụ giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ công việc nặng nhọc nào khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng. VD: AWS Elastic Beanstalk, Microsoft Azure, Google App Engine

    3. SaaS (SOFTWARE AS A SERVICE)

    Phần mềm dưới dạng dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết trường hợp, khi nhắc đến "Phần mềm dưới dạng dịch vụ", mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho người dùng cuối. Với sản phẩm SaaS, bạn sẽ không phải để tâm đến chuyện bảo trì dịch vụ hay quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản, mà bạn chỉ cần tính xem sẽ sử dụng phần mềm cụ thể đó như thế nào. Một ví dụ thường thấy của ứng dụng SaaS là email trên nền tảng web: bạn có thể gửi và nhận email mà không phải quản lý việc bổ sung tính năng vào sản phẩm email hay bảo trì máy chủ và hệ điều hành dùng cho chương trình email. VD: Dropbox, Slack, Spotify, YouTube, Microsoft Office 365, Gmail

Các lợi ích của cloud:

    1. Tính linh hoạt

    Bạn có thể dễ dàng mở rộng/ thu hẹp phạm vi hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế trong từng giai đoạn, thông qua các công cụ quản trị từ xa. 

    2. Giảm chi phí đầu tư

    Điện toán đám mây giúp cắt giảm đáng kể khối chi phí dành cho phần cứng. Bạn chỉ cần chi trả cho những gì bạn sử dụng và trải nghiệm mọi dịch vụ hàng đầu. 

    3. Khả năng khôi phục dữ liệu

    Các nhà cung cấp dịch vụ cloud luôn đảm bảo các việc pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây của các khách hàng. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí đầu tư và tăng sự tin tưởng của bên thứ ba.

    4. Tính an toàn bảo mật

    Với điện toán đám mây, bạn sẽ không bận tâm về việc bảo mật dữ liệu. Vì nó được lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu, bạn chỉ cần một thiết bị có internet là có thể truy xuất dữ liệu của mình trên cloud. Còn lại là trách nhiệm bảo mật dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ cloud.

Những dịch vụ cloud phổ biến hiện nay như:

  •    Google Drive là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tập tin, giúp người dùng lưu trữ, chia sẻ tập tin và chỉnh sửa tài liệu, văn bản, bảng tính. 
  •    DropBox là một dịch vụ lưu trữ đám mây hoàn toàn miễn phí giúp đồng bộ dữ liệu giữa máy tính, điện thoại với nhau nhanh.
  •    OneDrive là một dịch vụ lưu trữ đám mây của hãng Microsoft cho phép người dùng lưu trữ các file, folders, video, hãy lưu trữ các tài liệu quan trọng trực tuyến thay vì lưu trữ trên máy tính thông thường.
  •     iCloud là một gói gồm nhiều dịch vụ đám mây miễn phí của Apple nhằm đồng bộ hóa dự liệu giữa các thiết bị iOS như iPhone, iPad, iPod touch, MacOS và máy tính các nhân.




5. Hãy lựa chọn 1 công ty có sử dụng dịch vụ cloud: https://aws.amazon.com/solutions/case-studies/ và viết 1 đoạn mô tả ngắn về cách công ty sử dụng và lợi ích mang lại cho công ty đó

   
ELSA Corp (ELSA) là một công ty công nghệ về lĩnh vực tiếng anh, ứng dụng ELSA đã giúp người học tiếng Anh cải thiện việc phát âm của họ thông qua các bài học ngắn. Ngày nay, sô lượng khách hàng của ELSA tăng lên đến 15 triệu người, để xử lý một lượng lớn dữ liệu từ người dùng thì công ty cần đảm bảo nền tảng điện toán đám mây có đủ khả năng tính toán linh hoạt, cơ sở dữ liệu và cấu hình lưu trữ mạnh mẽ. Chính vì thế, Xavier Anguera, đồng sáng lập và giám đốc công nghệ của Elsa đã sử dụng dịch vụ cloud của Amazon Web Services (AWS) làm cơ sở hạ tầng điện toán toàn cầu. ELSA đã chứa khối lượng công việc của mình với dịch vụ Amazon Elastic Kubernetes Service (Amazon EKS) trên Amazon Elastic Cloud Compute (Amazon EC2). Để đảm bảo độ trễ thấp và tính sẵn sàng cao của ứng dụng, ELSA đã áp dụng kết hợp dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ Amazon DynamoDB và Amazon (Amazon RDS) làm cơ sở dữ liệu cốt lõi. Công ty sử dụng dịch vụ lưu trữ đơn giản Amazon (Amazon S3) để lưu trữ gần 200TB nội dung, bao gồm hai triệu giờ ghi âm do người dùng tạo. Với sự hỗ trợ của AWS, ELSA có thể tập trung vào nghiên cứu, chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường mới và sự hài lòng của khách hàng. Và kết quả là ứng dụng ELSA Say đã phổ biến với người dùng toàn cầu và đạt được xếp hạng 4,6 sao và 4,7 sao tương ứng trong Google Play Store và Apple Store, từ tổng số 300.000 đánh giá của người dùng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Structures of the Cloud